Kinh nghiệm nhập khẩu thực phẩm đông lạnh
Book hàng xuất nhập khẩu - vận tải hàng hóa
✅ Giá rẻ | ⭐ Giá cước cạnh tranh cao, gửi hàng lẻ giá cực rẻ |
✅ An Toàn | ⭐ Giao hàng nguyên vẹn, đúng số lượng, chất lượng |
✅ Kho bãi | ⭐ Hệ thống kho khắp các tỉnh Bắc Nam |
✅ Hotline | ⭐ 0986 839 825 |
Trong những năm gần đây, đặc biệt là thời điểm dịch Covid đang diễn biến phức tạp ở nhiều địa phương, nhu cầu về hàng hóa đông lạnh một lần nữa được khẳng định bởi tính tiện dụng, chất lượng cũng như khả năng phục vụ nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng.
Đó là lý do mà kinh doanh thực phẩm đông lạnh đang là loại hình kinh doanh mang lại nguồn lợi tương đối ổn hiện tại cũng như tương lai dài. Vậy đối với những chủ kinh doanh lần đầu kinh doanh hàng đông lạnh thì đâu là những điều bạn cần lưu ý? Hãy cùng Options tìm hiểu ngay trong những chia sẻ dưới đây.
1. Điều kiện kinh doanh thực phẩm đông lạnh
- Đối với các cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, bạn cần xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định. Hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (Theo mẫu 1 được ban hành kèm Thông tư 26/2012/TT-BYT)
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở)
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
- Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
- Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.
- Về kho hàng, ngoài việc kho hàng phải đầy đủ yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm, điều kiện kinh doanh thực phẩm đông lạnh còn phải đáp ứng đầy đủ yêu cầu về phòng cháy chữa cháy.
Liên quan tới việc kiểm tra cơ sở kinh doanh
- Căn cứ theo Khoản 1 Điều 6 Thông tư 48/2015/TT-BYT, khi cơ quan kiểm tra bạn sẽ phải xuất trình giấy tờ như sau đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm:
- Hồ sơ hành chính, pháp lý của cơ sở: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm. Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm; Giấy chứng nhận cơ sở đạt ISO, HACCP (Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn) và tương đương;
- Hồ sơ đối với Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy/ Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm, Giấy xác nhận nội dung quảng cáo;
- Hồ sơ, tài liệu và chấp hành của chủ cơ sở về điều kiện cơ sở, trang thiết bị dụng cụ; người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm; quy trình sản xuất, chế biến; vận chuyển và bảo quản thực phẩm; nguồn gốc, xuất xứ, hạn sử dụng của nguyên liệu, phụ gia và thành phần thực phẩm; các quy định khác có liên quan đến cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và sản phẩm thực phẩm;
- Nội dung ghi nhãn sản phẩm thực phẩm;
- Việc thực hiện kiểm nghiệm định kỳ sản phẩm;
- Việc thực hiện các quy định về quảng cáo thực phẩm (đối với cơ sở có quảng cáo thực phẩm);
- Kiểm tra các giấy tờ liên quan đến việc kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu (đối với cơ sở nhập khẩu, kinh doanh thực phẩm nhập khẩu);
- Lấy mẫu kiểm nghiệm trong trường hợp cần thiết. Việc lấy mẫu kiểm nghiệm thực hiện theo quy định tại Thông tư số 14/2011/TT-BYT ngày 01 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y Tế hướng dẫn chung về lấy mẫu thực phẩm phục vụ thanh tra, kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.”
2. Kinh nghiệm kinh doanh thực phẩm đông lạnh
2.1 Phân tích thị trường
Nếu trong thời điểm trước dịch, mô hình kinh doanh thực phẩm đông lạnh không quá nhiều mà đa phần là thực phẩm tươi sống thì ở thời điểm hiện tại nhu cầu về thực phẩm đông lạnh ngày càng tăng cao ở nhiều địa phương.
Nhu cầu tăng cao đồng nghĩa với nguồn cung thị trường cũng theo đó tăng mạnh hơn. Điều này sẽ giúp nguồn hàng thực phẩm đông lạnh cũng được mở rộng hơn, đảm bảo khả năng cung cấp cho thị trường.
Ngoài ra, để đảm bảo khả năng kinh doanh và tiêu thụ, chủ kinh doanh cần theo dõi và đánh giá thị trường thực tế ở khu vực kinh doanh của mình về nhu cầu cũng như đối thủ cùng lĩnh vực.
Tùy theo định hướng là mở cửa hàng hay kinh doanh online mà chủ kinh doanh có thể mở rộng phạm vi đánh giá, khảo sát của mình.
Ngoài ra, bạn cũng cần đánh giá thêm về nhu cầu thị trường ở loại sản phẩm tiêu thụ để có kế hoạch nhập hàng phù hợp hơn, đảm bảo khả năng tiêu thụ cho cửa hàng.
2.2 Xác định mặt hàng sẽ kinh doanh
Dựa theo việc đánh giá nhu cầu và phân tích thị trường, bạn có thể lựa chọn các mặt hàng phù hợp để kinh doanh.
- Hải sản: chả cá, chả mực, cá biển, mực, tôm,…
- Thực phẩm chế biến sẵn: phô mai que, nem thịt, thịt gà chiên rán, há cảo, bánh tôm,….
- Rau củ: rau củ cắt sẵn, các loại hạt,…
- Thịt: Thịt gà, bò, lợn,…
Cùng với đó, bạn cũng có thể đánh giá kỹ hơn về khả năng nhập hàng, nguồn hàng chất lượng, nguồn vốn cũng như khả năng bán ra ở từng thời điểm để hạn chế tối đa rủi ro và đảm bảo khả năng tiêu thụ cho cửa hàng.
2.3 Nguồn vốn
Tùy vào loại hình kinh doanh mà bạn hướng tới, bạn có thể liệt kê chi tiết những loại chi phí cố định và phát sinh, đặc biệt là trong thời gian đầu để đảm bảo khả năng xoay vòng vốn.
Nói một cách dễ hiểu, nếu loại hình kinh doanh mà bạn lựa chọn là cửa hàng bán đồ đông lạnh, bạn sẽ cần nhiều chi phí hơn so với bán thực phẩm đông lạnh trên các kênh online.
Thông thường, kinh doanh thực phẩm bạn sẽ cần nguồn vốn đủ để đảm bảo các loại chi phí cố định và bắt buộc như:
Vốn nhập hàng: Vốn nhập hàng là yếu tố bắt buộc khi bắt đầu kinh doanh bất cứ mặt hàng gì. Với kinh doanh thực phẩm đông lạnh, chi phí sẽ phụ thuộc vào số lượng cũng như nguồn hàng. Tuy nhiên hàng đông lạnh sẽ không tốn quá nhiều chi phí nhập như hàng hóa tươi sống.
Chủ kinh doanh cũng có thể cân nhắc về quy mô và khả năng tiêu thụ trong từng thời điểm để nhập hàng phù hợp. Điều này sẽ giúp bạn đảm bảo khả năng xoay vòng vốn cũng như cân bằng vốn cho các hoạt động khác. Thông thường chi phí nhập hàng sẽ giao động trong khoảng 20 – 50 triệu/ lần nhập tùy vào quy mô và những sản phẩm mà bạn kinh doanh.
Vốn thuê mặt bằng (nếu có): Đối với những cửa hàng thực phẩm đông lạnh cần mặt bằng kinh doanh cố định thì bạn cần để ra khoảng 5 – 15 triệu/ tháng tùy vào vị trí mà bạn muốn kinh doanh. Tuy nhiên, thông thường để phát triển mô hình kinh doanh thực phẩm đông lạnh, bạn nên mở các cửa hàng ở gần chợ, khu đông dân cư để đảm bảo lượng khách hàng và khả năng tiêu thụ.
Vốn đầu tư thiết bị bảo quản: Thiết bị bảo quản được đánh giá là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong kinh doanh thực phẩm đông lạnh. Việc trang bị các tủ đông và thiết bị bảo quản sẽ giúp bạn đảm bảo được các sản phẩm không bị hư hỏng do tác động của môi trường, đảm bảo tuyệt đối chất lượng từ khi nhập cho đến khi sản phẩm tới tay người tiêu dùng.
Tùy vào quy mô kinh doanh và lượng sản phẩm mà bạn có thể lựa chọn dung tích tủ đông lạnh phù hợp và với giá thành hợp lý. Một tủ đông thông thường có giá giao động trong khoảng từ 4-30 triệu tùy thương hiệu và dung tích.
Vốn dự phòng: Đối với mọi hoạt động kinh doanh, vốn dự phòng là một phần không thể thiếu để hạn chế tối đa rủi ro và đảm bảo khả năng duy trì hoạt động kinh doanh của cửa hàng. Đặc biệt là trong thời gian đầu, khi cửa hàng chưa thu về nhiều lợi nhuận mà bạn vẫn cần bỏ ra chi phí cho nhiều hạng mục.
Chi phí Marketing: Dù đối với kinh doanh ở cửa hàng hay bán hàng trên các kênh bán hàng online thì chi phí quảng cáo là điều mà chủ kinh doanh cần cân nhắc. Đặc biệt là trong thời gian đầu, khi bạn cần đưa thương hiệu của mình tới nhiều khách hàng hơn.
2.4 Nhập hàng
Trên thị trường hiện nay có khá nhiều cơ sở chế biến thực phẩm đông lạnh cho phép nhập hàng với các số lượng khác nhau. Tuy nhiên, không phải nhà cung cấp thực phẩm đông lạnh nào cũng uy tín và đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Vì vậy, đối với nhập hàng để chuẩn bị kinh doanh thực phẩm đông lạnh bạn nên tham khảo của những người trong ngành hoặc tìm hiểu kỹ các cơ sở sản xuất dựa trên những tiêu chí như sau:
- Đơn vị cung cấp phải có đầy đủ chứng từ chứng nhận nguồn gốc xuất xứ và chứng nhận chất lượng
- Trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, cửa hàng trưng bày, khu chế biến sạch sẽ
- Kho lạnh bảo quản thực phẩm đông lạnh phải đảm bảo tiêu chuẩn
Có một số nguồn nhập hàng khá chất lượng mà chủ kinh doanh có thể tham khảo để đảm bảo giá nhập phù hợp cũng như chất lượng sản phẩm:
- Công ty Farm Food: Chuyên cung cấp, phân phối thực phẩm đông lạnh nhập khẩu như thịt bò, thịt lợn, hải sản,… với xuất xứ rõ ràng, bảo đảm tiêu chuẩn bảo quản và giá trị dinh dưỡng.
- Công ty Hoàng Đông: Đơn vị chuyên cung cấp rau củ sạch cũng như thực phẩm đông lạnh chất lượng với hệ thống cung cấp đảm bảo khả năng tiếp cận và đưa sản phẩm đến tận tay khách hàng tại hà Nội.
- Công ty Phương Đông: Đơn vị uy tín trong lĩnh vực thực phẩm đông lạnh với gần 10 năm kinh nghiệm với giá thành cạnh tranh và không giới hạn số lượng.
- Công ty Hưng Gia: Đa dạng các sản phẩm nhập khẩu từ nhiều nước trên thế giới, thực phẩm đông lạnh của công ty luôn đảm bảo giữ nguyên giá trị dinh dưỡng và khả năng mở rộng phân phối trên khắp cả nước.
- Công ty Nguyễn Văn Tám: Hệ thống lò mổ riêng, kho đông lạnh và trang thiết bị đảm bảo vệ sinh là yếu tố hàng đầu giúp các sản phẩm đông lạnh của đơn vị này luôn cam kết đảm bảo chất lượng sản phẩm theo chuẩn quốc tế và giá thành tốt.