Nhập khẩu thực phẩm đông lạnh
Book hàng xuất nhập khẩu - vận tải hàng hóa
✅ Giá rẻ | ⭐ Giá cước cạnh tranh cao, gửi hàng lẻ giá cực rẻ |
✅ An Toàn | ⭐ Giao hàng nguyên vẹn, đúng số lượng, chất lượng |
✅ Kho bãi | ⭐ Hệ thống kho khắp các tỉnh Bắc Nam |
✅ Hotline | ⭐ 0986 839 825 |
Trong những năm gần đây, đặc biệt là thời điểm dịch Covid đang diễn biến phức tạp ở nhiều địa phương, nhu cầu về hàng hóa đông lạnh một lần nữa được khẳng định bởi tính tiện dụng, chất lượng cũng như khả năng phục vụ nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng.
Đó là lý do mà kinh doanh thực phẩm đông lạnh đang là loại hình kinh doanh mang lại nguồn lợi tương đối ổn hiện tại cũng như tương lai dài. Vậy đối với những chủ kinh doanh lần đầu kinh doanh hàng đông lạnh thì đâu là những điều bạn cần lưu ý? Hãy cùng Options tìm hiểu ngay trong những chia sẻ dưới đây.
1. Điều kiện kinh doanh thực phẩm đông lạnh
- Đối với các cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, bạn cần xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định. Hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (Theo mẫu 1 được ban hành kèm Thông tư 26/2012/TT-BYT)
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở)
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
- Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
- Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.
- Về kho hàng, ngoài việc kho hàng phải đầy đủ yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm, điều kiện kinh doanh thực phẩm đông lạnh còn phải đáp ứng đầy đủ yêu cầu về phòng cháy chữa cháy.
Liên quan tới việc kiểm tra cơ sở kinh doanh
- Căn cứ theo Khoản 1 Điều 6 Thông tư 48/2015/TT-BYT, khi cơ quan kiểm tra bạn sẽ phải xuất trình giấy tờ như sau đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm:
- Hồ sơ hành chính, pháp lý của cơ sở: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm. Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm; Giấy chứng nhận cơ sở đạt ISO, HACCP (Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn) và tương đương;
- Hồ sơ đối với Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy/ Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm, Giấy xác nhận nội dung quảng cáo;
- Hồ sơ, tài liệu và chấp hành của chủ cơ sở về điều kiện cơ sở, trang thiết bị dụng cụ; người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm; quy trình sản xuất, chế biến; vận chuyển và bảo quản thực phẩm; nguồn gốc, xuất xứ, hạn sử dụng của nguyên liệu, phụ gia và thành phần thực phẩm; các quy định khác có liên quan đến cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và sản phẩm thực phẩm;
- Nội dung ghi nhãn sản phẩm thực phẩm;
- Việc thực hiện kiểm nghiệm định kỳ sản phẩm;
- Việc thực hiện các quy định về quảng cáo thực phẩm (đối với cơ sở có quảng cáo thực phẩm);
- Kiểm tra các giấy tờ liên quan đến việc kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu (đối với cơ sở nhập khẩu, kinh doanh thực phẩm nhập khẩu);
- Lấy mẫu kiểm nghiệm trong trường hợp cần thiết. Việc lấy mẫu kiểm nghiệm thực hiện theo quy định tại Thông tư số 14/2011/TT-BYT ngày 01 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y Tế hướng dẫn chung về lấy mẫu thực phẩm phục vụ thanh tra, kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.”